Đồ da thật handmade nghĩa là các sản phẩm da thật được làm bằng tay thủ công, vậy có khi nào bạn tò mò những cụng cụ làm đồ da sẽ như thế nào và làm sao để làm được những sản phẩm da thật chỉn chu hoàn thiện. Bài viết này Bulltino xin giới thiệu một số những dụng cụ làm đồ da phổ thông nhất thường dùng trong nghề làm da handmade và địa chỉ mua dụng cụ làm đồ da ở Hà Nội.
Giới thiệu các dụng cụ làm đồ da thật và địa chỉ mua ở Hà Nội.
Dụng cụ làm da thường được chia làm các nhóm dụng cụ với các thao tác và công đoạn khác nhau, tuỳ thuộc vào công đoạn làm da người ta chia dụng cụ thành các nhóm như sau.
Cắt da và lạng da.
Bảng cắt thủ công tự liền: Được làm bằng cao su và nhựa chuyên dụng với khả năng chịu vết cắt bề mặt nhiều lần. Bảng cắt là dụng cụ không thể thiếu trong làm đồ da handmade mà ai cũng cần phải có. việc cắt da đòi hỏi phải cắt rất nhiều bề mặt bảng cắt có khả năng tự liền cắt đi cắt lại nhiều lần được nên sẽ là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động làm da
Dao cắt da: Để cắt da có rất là nhiều phươn án lựa chọn khác nhau, mỗi người sẽ có một thói quen sử dụng khác nhau nhưng hầu hết các loại da thường sử dụng đều cần lưỡi sắc giữ lưỡi lâu hoặc dễ thay thế lưỡi cắt. Các loại dao thường sử dụng được là dao dọc giấy, dao cắt bánh xe, dao tỉa, dao lạng.
Dao lạng da: Đôi khi những chi tiết da có độ dày lớn sẽ mất đi tính thẩm mỹ và sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm đòi hỏi người làm da cần xử lý lạng mỏng da hoặc mép khâu. Có thể sử dụng bất kỳ loại dao nào làm mỏng da tuy nhiên xét trên góc độ dao lạng da chuyên dụng có. dao lạng da thép miếng, dao nạo da thay lưỡi.
Đục da và khâu da:
Đục lỗ da: có 3 loại đục cơ bản thường sử dụng nhất là đục trám, đục tròn và đục xiên. trong 3 loại đục này đục trám và đục xiên có đường đục và hiệu ứng chỉ tương đối giống nhau, tuy nhiên do lỗ đục dạng trám nên khi khâu vào lỗ chỉ sẽ hơi to bù lại việc xâu chỉ tưởng đối thuận tiện nên đục trám thường dành cho các bạn mới tiếp xúc đồ da handmade. Đục trám thường đắt hơn ưu điểm của dòng đục này là mũi đục dẹt nhỏ nên dấu đường đục tốt, hiệu ứng chỉ xiên đẹp. Đục lỗ tròn đường may thẳng hay được sử dụng cho các sản phẩm may chữ X.
Kim khâu da: Kim khâu đầu tù và kim khâu đầu nhọn, Kim đầu tù giúp hạn chế đâm múi kim vào đường chỉ đối diện dẫn tới mắc mối chỉ và cũng an toàn hơn nếu không khéo đâm vào tay, Kim đầu nhọn thì sử dụng linh hoạt hơn với da dày mà đường đục chưa ăn hết nhưng đòi hỏi kéo dây cần chuẩn. Kim khâu móc thường sử dụng để bọc da các sản phẩm
Hoàn thiện cạnh da.
Hoàn thiện cạnh da nghĩa là xử lý viền cạnh sản phẩm sau khi khâu hoàn thiện. có 3 phương pháp hoàn thiện cạnh da cơ bản đánh cạnh, sơn cạnh và bọc viền.
Đối với sơn cạnh: Các dụng cụ cần thiết sơn lót, sơn màu, bộ lăn sơn, bút lăn sơn
Đối với đánh cạnh: Cây gỗ đánh cạnh, máy đánh cạnh, Gum đánh cạnh
Đối với bọc viền: lạng mỏng lớp da bọc ngoài viền cạnh và khâu.
Một số dụng cụ hỗ trợ khác.
Ngoài những dụng cụ cơ bản kể trên còn rất nhiều những dụng cụ làm đồ da phổ biến hỗ trợ quá trình làm đồ da như kẹp gỗ cố định da khi khâu, Dao sừng vuốt form, đục lỗ, bộ đóng cúc bấm, bộ đóng đinh tán….
Nếu ở Hà Nội các bạn có thể tìm hiểu hầu hết các dụng cụ làm đồ da tại Da Tấm, cửa hàng và hệ thống website về da và dụng cụ làm da uy tín ở Hà Nội.
Link website: https://datam.vn
Link Fanpage: https://www.facebook.com/dathuochanoi/
Link cửa hàng dụng cụ làm đồ da: https://datam.vn/danh-muc/dung-cu-lam-do-da-handmade